Phiếu an toàn hóa chất
Tên phân loại, tên sản phẩm: DICLEAN ML-200
Số UN: 1824
Số đăng ký EC: chưa có thông tin
Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu có): chưa có thông tin
Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có): chưa có thông tin
I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT
– Tên thường gọi của chất: DICLEAN ML-200
– Mã sản phẩm (nếu có)
– Tên thương mại: DICLEAN ML-200
– Tên khác (không là tên khoa học):
– Tên nhà nhập khẩu: Công ty TNHH KURITA-GK VIETNAM
– Địa chỉ: Phòng 305, Tầng 3, Trung tâm Công Nghệ, Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
– Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Phòng 305, Tầng 3, Trung tâm Công Nghệ, Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
– Tel: +84 (0) 24 3959 0352
– Fax: +84 (0) 24 3581 0209
– Tên nhà sản xuất: Công ty TNHH KURITA-GK CHEMICAL
– Địa chỉ: 460 M.17 Bangphli Industrial Estate, Bangsaothong, Bangsaothong District, Samutprakarn 10540.
– Mục đích sử dụng: Hệ thống nồi hơi đa chức năng cho hệ thống nước có áp suất thấp.
II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT
Tên thành phần nguy hiểm | Số CAS | Công thức hóa học | Hàm lượng (% theo trọng lượng) |
Sodium hydroxide | 1310-73-2 | NaOH | Từ 10% đến 25% |
Glucose monohydrate | 5996-10-1 | C6H14O7 | Từ 30% đến 40% |
Hợp chất hữu cơ Polymer | Bảo mật | Từ 1% đến 10% |
III. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT
1. Mức xếp loại nguy hiểm:
Độc tính cấp: Cấp độ 4
Kích thích / Ăn mòn da: Cấp độ 1
Kích thích / nguy hại cho mắt: Cấp độ 1
2. Hình đồ cảnh báo:
3. Cảnh báo nguy hiểm
– Độc hại nếu nuốt phải (bằng miệng)
– Gây tổn thương nghiêm trọng mắt
– Gây kích ứng cho da
IV. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ
1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt:
Rây vào mắt: Sau khi rửa mắt với thật nhiều nước, nếu vẫn bị kích ứng, cần liên hệ với bác sĩ nhãn khoa.
2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da:
Rây vào da: Cởi bỏ quần áo nhiễm hóa chất, tắm rửa sạch sẽ với nước và xà phòng.
3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp:
Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm hóa chất, nếu không đỡ hơn, cần liên hệ đến cơ sở y tế.
4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa:
Nếu nạn nhân tỉnh táo, cho uống thật nhiều nước và liên hệ ngay với cơ sở y tế.
5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị:
Đối với bác sĩ điều trị: Không có thông tin cụ thể. Vui lòng chữa trị theo triệu chứng.
V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN
1. Xếp loại về tính cháy: Bản thân hóa chất không dễ cháy
2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy
3. Các tác nhân gây cháy, nổ
4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác: Hóa chất khô, CO2, tia nước dạng sương và dạng bọt.
5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: Cần trang bị bảo hộ lao động cá nhân và phương tiện chữa cháy trong trường hợp có cháy. Thu gom lượng nước ô nhiễm vào bình chứa và tiêu hủy
theo quy định.
6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có)
VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ
1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: Lau sạch
2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: Trang bị bảo hộ lao động, cô lập vùng bị tràn hóa chất, không để rò rỉ ra cống nước. Thu gom lượng hóa chất lớn vào thùng chứa có dán nhãn mác, thu gom lượng rò rỉ bằng vật liệu trơ và chứa trong thùng có ghi nhãn, lưu lại để xử lý theo đúng quy định, hướng dẫn ở Phần 13. Cọ rửa phần nền đất bị ô nhiễm với nhiều nước.
VII. YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ
1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm: Lắp đặt thùng chứa tràn. Tránh tràn và bắn tung tóe trong quá trình nạp lại. Sử dụng hóa chất ở nơi thông gió tốt. Trang bị bồn rửa mặt. Tránh hít phải hơi khi xử lý sản phẩm được xử lý nhiệt. Chỉ sử dụng các công cụ và thiết bị chống ăn mòn.
2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản: Sử dụng hóa chất ở nơi thoáng khí. Trang bị bồn rửa mắt khẩn cấp ở nơi làm việc.
VIII. TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc …):
Hiệp hội sức khỏe nghề nghiệp Nhật Bản (2010) 2 mg/m3
ACGIH (2005) TLV-STEL 2 mg/m3
2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc
– Dụng cụ bảo hộ cá nhân: đường thở: khẩu trang, tuân theo quy định OSHA mặt nạ phòng độc trong 29 CFR 1910.134 hoặc tiêu chuẩn Châu Âu EN 143 hoặc 149, loại P3 hoặc FFP3.
– Bảo vệ mắt: kính tròng lồi bảo vệ chống hóa chất, có gờ chắn bên cạnh
– Bảo vệ thân thể; Mặc quần áo dài, Vệ sinh lao động: không ăn, uống, hút thuốc ở nơi làm việc. Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Không hít hóa chất bay hởi. Thay quần áo bị nhiễm hóa chất và giặt sạch trước khi tái sử dụng
– Bảo vệ tay; găng tay chống hóa chất (EN 374), chất liệu phù hợp như polyvinylchloride (PVC) – độ dày 0.7 mm hoặc loại tương tự.
3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố:
4. Các biện pháp vệ sinh: Thay quần áo bị nhiễm hóa chất và giặt sạch trước khi tái sử dụng.
IX. ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT
Trạng thái vật lý: Lỏng | Màu sắc: Vàng nhạt tới nâu |
Điểm đóng băng: -6 độ C | Độ đông đặc: 1.20 – 1.30 g/ml |
Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: Không áp dụng | Giới hạn nồng độ cháy: Không áp dụng |
Độ PH: (25 độ C) ≥ 13.0 (như đã giao hàng) | Nhiệt độ cháy (độ C): Không áp dụng |
Điểm chớp sáng: Không áp dụng | Độ hòa tan trong nước: hoà tan với mọi tỷ lệ |
X. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT
1. Tính ổn định: Ổn định trong điều kiện sử dụng và vận hành thông thường
2. Khả năng phản ứng:
– Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy; Chất phân huỷ nguy hại: Không có nếu sử dụng theo hướng dẫn
– Các phản ứng nguy hiểm: môi trường oxi hoá mạnh,
– Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung …); Chất oxi hoá
mạnh và chất kiềm mạnh
XI. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH
Tên sản phẩm/ thành phần | Loại ngưỡng | Kết quả | Đường tiếp xúc | Sinh vật thử |
Thành phần 1 | LD50 | 916 mg/kg | Hô hấp | Chuột |
1. Các ảnh hưởng mãn tính với người:
KÍCH ỨNG/ ĂN MÒN DA: Gây bỏng nặng và tổn thương mắt.
KÍCH ỨNG/ TỔN THƯƠNG MẮT: Gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
XII. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI
1. Độc tính với sinh vật
Tên sản phẩm/ thành phần | Loại sinh vật | Kết quả | Chu kỳ ảnh hưởng |
Thành phần 1 | LD50 | 1750 mg/l | 24h |
Thành phần 1 | LD50 | 1600 mg/l | 48h |
2. Tác động trong môi trường – Không được thải sản phẩm đậm đặc ra môi trường. Cần trung hòa nguồn nước bị ô nhiễm trước khi thải ra mương rãnh.
XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ
1. Thông tin quy định tiêu hủy: Không được xả thẳng hóa chất trực tiếp vào đường nước thải. Cần có sự xử lý của đơn vị xử lý nước công nghiệp đã được cấp phép như là “chất thải công nghiệp cần kiểm soát đặc biệt”
2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải
3. Biện pháp tiêu hủy: Tiêu hủy bao bì chứa hóa chất phải tuân theo pháp luật và tiêu hủy bao bì không ô nhiễm như là chất thải thông thường hoặc tái sử dụng. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, vui lòng liên hệ với nhà sản xuất
4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý
XIV. YÊU CẦU TRONG VẬN CHUYỂN
Tên quy định | Số UN | Tên vận chuyển đường biển | Loại, nhóm hàng nguy hiểm | Quy cách đóng gói | Nhãn vận chuyển | Thông tin bổ sung |
Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam: – Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa | 1824 | 8 | III | |||
Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA… |
XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ
1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới : Không nằm trong Danh sách chất độc 2556, trong thông cáo của bộ Công nghiệp. Nằm trong Danh sách chất độc 2556, trong thông cáo của Cục Phúc lợi và bảo vệ lao động, số 1287
2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký
3. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ
Nhãn : T (độc)
Cụm R : 24/25-34/45
Cụm S : 36/37/39
XVI. THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC
Ngày tháng biên soạn Phiếu: Ngày: 01/04/2022
Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất:
Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo: Công ty TNHH KURITA-GK VIỆT NAM
Lưu ý người đọc:
Những thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hóa chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.
Hóa chất nguy hiểm trong Phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tùy theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc